Vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không?

Vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không? Cục nóng là gì, có cần thiết phải vệ sinh không, các bước vệ sinh tiến hành như thế nào cho an toàn, hiệu quả? Khi vệ sinh cục nóng máy lạnh cần lưu ý những vấn đề gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Điện Lạnh Duy Tùng để có câu trả lời chính xác nhất!

Cục nóng máy lạnh là bộ phận như thế nào?

Với thời tiết mùa hè ngày càng nắng nóng, máy lạnh là một trong những thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt là tại nơi làm việc, các xưởng sản xuất, phòng tập Gym, quán cafe, nhà hàng, khách sạn,… đều trang bị và lắp đặt máy lạnh đầy đủ. Máy lạnh có cấu tạo gồm nhiều bộ phận đặc biệt để thực hiện chức năng làm lạnh một chiều hoặc hai chiều, trong đó, gồm hai bộ phận chính là: Cục lạnh, cục nóng.

vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không

Cục nóng thực hiện chức năng xả nhiệt ra môi trường bên ngoài khác nơi đặt cục lạnh, là một bộ phận cực kỳ quan trọng, giúp máy lạnh thực hiện tốt vai trò hoạt động. Cấu tạo của cục nóng gồm nhiều thành phần nhỏ khác như bo mạch, block, tụ tích block và quạt, dàn nóng bằng đồng hoặc nhôm, van đảo chiều, lá tản nhiệt. Bên ngoài còn có vỏ bảo vệ, chân bắt giá đỡ, ống đồng để kết nối với cục lạnh, cáp,…

Có cần thiết vệ sinh cục nóng máy lạnh không?

Do thực hiện nhiệm vụ xả nhiệt và thường được đặt ở bên ngoài nên cục nóng của máy lạnh rất dễ và nhanh bị bám bụi bẩn. Nếu cục nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn trên ống đồng nối với cục lạnh, trên cánh quạt, vỏ bảo vệ của cục nóng sẽ làm đóng băng, tắc nghẽn đường dẫn. Điều này làm việc xả nhiệt kém hiệu quả, xảy ra hiện tượng chảy nước nhiều, hoạt động của máy lạnh không được trơn tru.

Theo khuyến nghị của chuyên gia điện lạnh và thợ sửa điện lạnh có kinh nghiệm thì sau một thời gian sử dụng, khách hàng nên vệ sinh cục nóng. Thời gian vệ sinh cục nóng máy lạnh tốt nhất là định kỳ 3-6 tháng/lần. 

Vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không?

Vấn đề “Vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không?” được nhiều người sử dụng máy lạnh quan tâm. Có rất nhiều bài viết trả lời về vấn đề này song vẫn còn mang tính lan man, khó hiểu. Trong bài viết này, Điện Lạnh Duy Tùng sẽ trả lời một cách nhanh chóng và chính xác cho bạn đọc.

Vệ sinh máy lạnh cần phải vệ sinh cục nóng. Nếu bạn tự tiến hành vệ sinh máy lạnh, hãy vệ sinh lần lượt các bộ phận của cục lạnh và cả cục nóng nữa nhé. Nếu bạn chọn thuê dịch vụ vệ sinh máy lạnh, hãy hỏi trước đơn vị vệ sinh xem họ sẽ tiến hành những bước nào trong gói dịch vụ bạn mua. 

Một số đơn vị trung gian hoặc cung cấp chất lượng dịch vụ 

Hoặc bạn có thể chọn dịch vụ vệ sinh máy lạnh của Điện Lạnh Duy Tùng, một đơn vị uy tín với các bước vệ sinh tổng quát tất cả các bộ phận của máy lạnh từ A đến Z, kể cả vệ sinh cục nóng.

Các bước vệ sinh cục nóng máy lạnh hiệu quả, an toàn

Nếu bạn tự vệ tiến hành vệ sinh cục nóng máy lạnh, Điện Lạnh Duy Tùng sẽ mách bạn các bước thực hiện hiệu quả và an toàn như sau:

  • Bước 1: Khảo sát vị trí cục nóng máy lạnh, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. Nếu cục nóng máy lạnh được lắp ở trên cao, bạn hãy chuẩn bị thang, dây an toàn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện vệ sinh cục nóng máy lạnh, bạn còn phải chuẩn chất tẩy rửa như xà phòng, khăn mềm và khăn ướt, nguồn nước, bàn chải, vòi xịt nước, tua vít,…
  • Bước 2: Ngắt nguồn điện của máy lạnh, dọn dẹp vật cản xung quanh cục nóng. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, trước khi thực hiện vệ sinh bạn phải ngắt kết nối của máy lạnh với nguồn điện. Đây là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho người vệ sinh, cho bo mạch trong cục nóng. Tiếp theo, bạn hãy tiến hành phát quang bụi cây, dây leo, dọn dẹp vật cản xung quanh, tạo một khoảng trống ít nhất 60cm để tản nhiệt tốt hơn.
  • Bước 3: Vệ sinh lớp vỏ bảo vệ bên ngoài cục nóng máy lạnh. Hãy nhẹ nhàng tháo lớp vỏ bảo vệ bên ngoài ra, sau đó dùng chổi, khăn khô phủi sạch lớp bụi bám trên bề mặt, có khăn ướt lau sạch lại một lần nữa. Nếu vết bụi bẩn lâu ngày, khó lau, bạn có thể dùng thêm dung dịch tẩy rửa phổ biến như nước rửa chén, xà phòng pha loãng,.. Bạn cũng có thể dùng vòi xịt nước để xịt ướt lớp vỏ bên ngoài trong 10 phút để làm sạch các lớp bụi bám dày trên mặt ngoài cục nóng.
  • Bước 4: Vệ sinh bên trong cục nóng máy lạnh. Để thực hiện bước này, bạn hãy dùng vòi xịt nước xịt vào phần quạt và cuộn dây của cục nóng, tránh xịt vào vị trí có bo mạch điện. Dùng khăn ướt không có hoặc có chất tẩy rửa lau sạch bụi bẩn bám trên cánh quạt. Dùng bàn chải có lông cứng, dài vệ sinh lóp bụi bám trên cuộn dây cục nóng, chú ý chải nhẹ tay để không làm hư hỏng cuộn dây. Dùng vòi xịt nước xối vào các vị trí vừa lau, chải để đánh bay các vết bẩn còn lại.
  • Bước 5: Lau khô, tra dầu máy. Sau khi tiến hành bước 4, bạn hãy phơi ráo nước và lau khô các các bộ phận của cục nóng vừa tiến hành vệ sinh. Nếu cần thiết, bạn nên tra thêm dầu máy vào trục cánh quạt rồi mới lắp các bộ phận của cục nóng máy lạnh về vị trí cũ. 
  • Bước 6: Kiểm tra hoạt động của cục nóng và cả hệ thống máy lạnh sau khi vệ sinh xong. Nếu trong vòng 15 phút đầu tiên khi hoạt động lại, máy lạnh không có bất kỳ vấn đề gì thì bạn đã hoàn tất việc vệ sinh cục nóng. Và ngược lại, nếu máy lạnh xảy ra hiện tượng lạ, bạn hãy bấm tắt và gọi cho đơn vị sửa chữa uy tín kiểm tra để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.

vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không

Trên đây là các bước tiến hành trong quy trình thực hiện vệ sinh cục nóng máy lạnh tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn bản thân có thể tiến hành vệ sinh được hoặc không có thời gian, không có dụng cụ vệ sinh đầy đủ thì không nên tiến hành. Hãy chọn phương pháp thuê dịch vụ vệ sinh máy lạnh trọn gói uy tín của Điện Lạnh Duy Tùng để đảm bảo an toàn về người và máy lạnh.

Một số lưu ý khi vệ sinh cục nóng máy lạnh bạn cần biết

Dù là tự vệ sinh cục nóng máy lạnh hay thuê dịch vụ vệ sinh thì trong quá trình thực hiện phải chú ý đến một số vấn đề quan trọng dưới đây bạn nhé!

  • Một là, đặc biệt nhớ chú ý ngắt nguồn điện trước khi bắt tay vào thực hiện quá trình vệ sinh cục nóng nói riêng, vệ sinh cả máy lạnh hay các thiết bị điện khác nói chung. Bởi vì đây là yêu cầu đảm bảo an toàn điện quan trọng.
  • Hai là, quá trình vệ sinh nên thực hiện sau khi chờ một thời gian cho các bộ phận trong máy lạnh, đặc biệt là các bộ phận bên trong cục nóng máy lạnh nguội hẳn.
  • Ba là, khi vệ sinh, cần đảm bảo bo mạch của cục nóng không bị dính nước lúc rau rửa, xịt vòi nước. Biện pháp kiểm soát hiệu quả là bạn hãy cẩn thận lúc tiến hành hoặc dùng túi ni lông để che bo mạch chống dính nước.
  • Bốn là, không sử dụng vòi xịt nước quá mạnh vì có thể sẽ làm cong vênh cánh quạt; làm rối hoặc hỏng cuộn dây bên trong cục nóng. Đồng thời, bạn không nên chỉ xịt nước một hướng vào cục nóng, hãy xịt nhiều hướng khác nhau, chú ý phần hông bên trái và phía trước cục nóng để loại sạch bụi bẩn. 
  • Năm là, không nên để thời gian quá lâu trên 6 tháng mới vệ sinh cục nóng. Hãy vệ sinh cục nóng định kỳ theo thời gian được khuyến nghị để đảm bảo máy lạnh hoạt động hiệu quả.
  • Sáu là, ngoài cách tháo lớp vỏ bảo vệ bên ngoài, bạn cũng có thể chọn cách không tháo lớp bảo vệ mà vẫn vệ sinh được.
  • Bảy là, cách vệ sinh cục nóng của các hãng máy lạnh khác nhau về cơ bản đều tiến hành các bước giống nhau. Thông thường, người sử dụng sẽ chọn dịch vụ vệ sinh máy lạnh vì giá dịch vụ tại địa chỉ uy tín không hề đắt như một bộ phận khách hàng nghĩ.

Vệ sinh máy lạnh cho nhà máy/xí nghiệp ở TP HCM

Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi “Vệ sinh máy lạnh có vệ sinh cục nóng không?” của rất nhiều khách hàng đang sử dụng máy lạnh. Điện Lạnh Duy Tùng hy vọng, sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ có cách nhìn rõ ràng về vấn đề này và lựa chọn được đơn vị uy tín!

Bài viết liên quan
Chat Facebook
Gọi điện ngay